I. Thành phần cấu tạo.

Moissanite, một loại Đá quý nhân tạo rất giống kim cương, có nhiều đặc tính giống kim cương. Moissanite có độ cứng, tỷ trọng, độ dầu nhiệt và một số đặc tính khác khá giống kim cương. Máy thử kim cương thông thường không phân biệt được Moissanite thì tất nhiên bằng mắt thường và kính lúp rất khó mà nhận diện được Moissanite, nhất là loại Moissanite không màu (Colorless Moissanite) việc nhận diện bằng mắt càng lúc càng khó khăn hơn.Nhiều người thường có thói quen xác định Đá quý nói chung và kim cương nói riêng một cách rất vội vàng rất dễ lầm lẫn. Qua bài viết này Đá Trang Sức iGems xin cung cấp cho quý khách một số thông tin cơ bản về Moissanit và kim cương cũng như cách để phân biệt giữa Moissanite và kim cương. (Xem video so sánh đá Moissanite và Kim Cương bên dưới cuối bài viết)

Moissanite.

Nguồn gốc của Moissanite

Moissanite (SiC) là khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum, so với Kim Cương thiên nhiên có độ cứng (9.5), tỷ trọng xấp xỉ (3.21) và chiết suất cũng xấp xỉ (2.65-2.69). Đặc biệt, độ dẫn nhiệt hoàn tương tự Kim Cương vì vậy dùng bút thử Kim Cương trên cơ sở độ dẫn nhiệt thì hoàn toàn vô tác dụng. Moissanite được chế tác với nhiều kích thước khác nhau và là sự đánh đố trong thương trường mua bán Kim Cương hiện nay. Và giá chỉ bằng 1/15-1/20 so với Kim Cương thiên nhiên.

Chất lượng và giá trị của Moissanite. 

Phương pháp cắt.

Phương pháp cắt chuẩn Round Brilliant được sử dụng phổ biến nhất cho Moissanite

Màu sắc.

Trên thang màu theo tiêu chuẩn GIA thì Moissanite nằm ở khu vực near-colorless.

Bảng phân cấp màu theo tiêu chuẩn của GIA :

Độ sạch.

Moissanit sản xuất đều tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn phân cấp độ sạch theo GIA ở mức độ VS1-2 (very slightly included). Nghĩa là tạp chất rất nhỏ, rất khó thấy khi quan sát dưới kính lúp 10x và mắt thường. Chỉ những viên Moissanit được xếp loại rất sạch mới được bày bán

Độ sạch dùng phân cấp viên Đá qua sự hiện diện, số lượng và kích thước của những tạp chất (bên trong) cũng như những khiếm khuyết bề mặt (bên ngoài). Rất hiếm Đá quý không có khuyết điểm nào, nghĩa là không tìm thấy một tạp chất hay khuyết điểm bề mặt nào cho dù quan sát dưới loupe 10X bởi một người giàu kinh nghiệm.

F (hay FL) Flawless: không tạp chất. Quan sát dưới loupe 10X. IF (Internally Flawless): không tạp chất bên trong. Quan sát dưới loupe 10X. VVS1:-2(Very very slightly included): tạp chất cực nhỏ, rất khó thấy. VS1-2 (Very slightly included): tạp chất rất nhỏ, khó thấy. SI1-2 (Slightly included): tạp chất nhỏ, dễ thấy. I1 (Included): tạp chất lớn, dễ thấy (bằng loupe 10X và mắt trần). I2-3(Included): tạp chất lớn, dễ thấy (bằng mắt trần).

Trọng Lượng. 

Để phù hợp với các thiết lập sẵn có, người ta thường dùng đơn vị mm đối với Moissanit và thông qua mm để tính ra số Cara.

Ví dụ:

Một viên Moissanit 6.5 mm ở dạng mài tròn chiếu sẽ nặng khoảng 0.87 carat do trọng lượng riêng của Moissanit là 3.21

Kim cương.

Nguồn gốc của Kim Cương.

Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa Cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao.

Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có Kim Cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành Kim Cương.

Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 Gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F).

Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên

Sự hình thành của Kim Cương.

Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa Cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao.

Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có Kim Cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 Gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F).

Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên.

Ngoài ra kim cương được các ống nham thạch đưa gần lên mặt đất, chúng có thể bị “rò rỉ” qua một khu vực lớn xung quanh. Một ống nham thạch được đánh giá là nguồn kim cương chính. Ngoài ra còn có thể kể đến một số viên kim cương rải rác do các nhân tố bên ngoài (môi trường, nguồn nước). Tuy nhiên, số lượng này cũng không lớn.

Kim cương còn có thể bị đưa lên mặt đất khi có sự đứt gãy các lục địa mặc dù điều này vẫn chưa được hiểu rõ ràng và hiếm xảy ra

Chất lượng và giá trị của kim cương.

Chất lượng của một viên kim cương được đánh giá rộng rãi bằng tiêu chẩn 4C. Thông thường một viên kim cương đã được cắt được tin là làm tăng thêm giá trị của viên kim cương hơn dù khối lượng của nó bị giảm đi hơn 30% trong quá trình cắt do làm tăng lên độ trong và làm tôn lên màu sắc của viên kim cương.

Một viên kim cương được đánh giá theo một hệ thống chất lượng 4C: “Carat” (Khối lượng), “Clarity” (Độ trong suốt), “Color” (Màu sắc) và “Cut” (Cách cắt) và hiện nay có khi người ta còn đánh giá theo tiêu chuẩn 6C, thêm “Cost” (Giá cả) và Certification (Giấy chứng nhận, kiểm định).

Màu sắc.

Một cấu trúc tinh thể nguyên chất sẽ làm cho viên kim cương không màu. Tuy nhiên, hầu hết những viên kim cương đều không hoàn hảo. Tùy theo màu sắc có thể tăng hay giảm giá trị của viên Đá. Những đốm nhỏ màu vàng sẽ làm giảm giá trị kim cương đi rất nhiều trong khi màu hồng hay xanh dương (như viên kim cương Hope) sẽ làm tăng giá trị của viên kim cương.

Tạp chất thường gặp nhất trong kim cương là Nitơ, một phần nhỏ Nitơ trong tinh thể kim cương làm cho kim cương có màu Vàng thậm chí màu Nâu. Trong tiêu chuẩn GIA thì viên kim cương không màu là “D” và vàng là “Z”.

Đôi khi người ta còn sử dụng các phương pháp quang học phức tạp để xác định màu. Những viên kim cương có điểm màu thật thấp hay thật cao rất hiếm, và cũng rất đắt tiền.

Từ D-G là những viên không màu, từ H-J là gần như không màu, K-M là hơi có màu, N-Y là màu Vàng nhạt hay Nâu. Tuy nhiên, viên kim cương có màu Vàng nhạt Z rất hiếm có và có giá trị rất cao.

Trái với màu Vàng và màu Nâu, những màu khác khó tìm thấy hơn và có giá trị hơn.

Chỉ cần viên kim cương hơi Hồng hay Xanh lam thì giá trị đã rất cao rồi. Tùy theo mạng tinh thể Cacbon bị thay thể bằng nguyên tố nào mà kim cương sẽ có màu đó. Những màu thường gặp là Vàng, Hồng, Xanh dương, Xanh lá cây, Đỏ, Nâu…

Cách cắt.

Kỹ thuật cắt kim cương vừa là một môn khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó miêu tả quá trình viên kim cương được thành hình và đánh bóng từ dạng viên Đá đầu tiên đến một viên Ngọc sáng ngời.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu toán học được nghiên cứu nhằm làm cho lượng ánh sáng mà nó phản xạ được là nhiều nhất. Một trong số đó là công trình của nhà toán học yêu thích khoáng vật Marcel Tolkowsky. Ông là người nghĩ ra cách cắt hình tròn và đã đề ra các tỉ lệ thích hợp cho nó. Một viên kim cương được cắt theo kiểu hình tròn hiện đại trên bề mặt có tất cả 57 mặt. Trong đó, phần trên có 33 mặt và phần dưới có 24 mặt. Phần trên có nhiệm vụ tán xạ ánh sáng thành nhiều mằu sắc khác nhau trong khi phần bên có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng.

Tỉ lệ giữa đường kính mặt trên cùng và đường kính mặt giữa: 53%

Tỉ lệ giữa độ sâu và đường kính mặt giữa: 59,3%

Góc giữa mặt dưới và phương ngang: 40,75°

Góc giữa mặt trên và phương ngang: 34,5°

Tỉ lệ giữa độ sâu phần dưới và đường kính mặt giữa: 43,1%

Tỉ lệ giữa độ sâu phần trên và đường kính mặt trên: 16,2%

Ngoài ra ở chóp dưới viên Kim Cương phải nhọn, nếu không thì ánh sáng sẽ đi qua dễ dàng. Viên Kim Cương nào càng khác những tiêu chuẩn của Tolowsky thì ánh sáng sẽ bị phản xạ càng ít. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, người ta coi trọng đến khối lượng của viên Kim Cương nhiều hơn, dẫn đến việc những viên Kim Cương được gọt giũa rất ẩu để tăng khối lượng của chúng.

Hình dáng.

Kim cương không đẹp và ít chiết quang nếu như nó ở dạng thô. Nó buộc phải được cắt để làm tôn thêm vẻ đẹp riêng của nó. Có vô số cách cắt được nghĩ ra từ xưa đến nay để làm nhiệm vụ đó. Số đó có khi không có một con số cụ thể nào để làm tiêu chuẩn cụ thể như cách cắt “Tròn”, “Bánh mì” (Hạt dưa), “Vuông”, “Trái tim”, “Hoa hồng”. Cách cắt cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời trang. Những cách cắt mới thường được đánh giá là làm đổi mới nhãn hiệu của mình hơn là sự sáng tạo thực sự.

Một viên Kim Cương tốt, được cắt tốt khi được nhìn từ trên xuống phải có màu trắng. Nếu được cắt không tốt, khi nhìn từ trên cao xuống sẽ có màu đen ở chính giữa, và đôi khi có một cái bóng ở đỉnh viên kim cương

So Sánh Đá Moisanite và Kim cương.

Một vài thông số kỹ thuật giữa Moissanite và Kim Cương

Sự tán sắc: Sự tán sắc ánh sáng của Moissanite phụ thuộc vào chiết suất kép

Màu sắc: Moissanite có màu phớt vàng và cấp màu tốt nhất không vượt qua cấp “J”.

Mức độ rạn nứt: Moissanite hầu như ít rạn nứt hơn Kim Cương.

Sự khúc xạ: Moissanite có chiết suất kép, còn Kim cương có chiết suất đơn.

Chỉ số chiết suất: Moissanite có chỉ số là 2.670, Chỉ số của Kim cương là 2.417.

Làm thế nào phân biệt được Kim Cương, Moissanite, Đá Cubic Zirconia.

Trước đây, để phân biệt Kim cương với các loại máy thử Kim Cương (Diamond Tester). Với nhiều loại tên gọi khác nhau thông dụng nhất là Diamond Selector II.

Người mua chỉ cần dùng máy này để thử Kim cương. Nhưng máy này bây giờ không thể phân biệt được Moissanite vì phản ứng rất giống kim cương khi thử.

Hãng Rio Grande nói rằng “Máy thử báo là kim cương nhưng sự thực lại là Moissanite.

 

 

Vậy tại sao lại như thế? Rất đơn giản lý do là vì Moissanite có nhiều đặc tính giống Kim cương. Moissanite có độ cứng, tỷ trọng, độ dầu nhiệt và một số đặc tính khác khá giống Kim cương. Máy thử Kim cương không phân biệt được Moissanite thì tất nhiên bằng mắt thường rất khó biết được Moissanite.

Nhất là loại Moissanite không màu (Colorless Moissanite) việc nhận diện bằng mắt càng lúc càng khó khăn hơn.

Nhiều người thường có xác định Đá quý và Kim cương một cách rất vội vàng rất dễ lầm lẫn.

Vậy làm sao để phân biệt để tránh lầm lẫn Moissanite và kim cương. Chúng tôi xin mách quý khách một giải pháp vừa đơn giản, vừa chính xác. Ngoài máy Diamond Selector II mà quý khách thường dùng.

Qúy khách nên mua thêm máy thử Moissanite/Diamond Tester. Hiện máy đang được bày bán tại cửa hàng của chúng tôi, quý khách có thể đến tham khảo.